Một số cách chế biến trà phổ biến hiện nay
Trà được chế biến từ các lá chè tươi, tuy nhiên chúng ta cần phải có cách chế biến trà đúng kỹ thuật để không bị đắng và chát. Vậy cách chế biến đó ra sao mời bạn cùng Bách Hoá 1968 đi tìm hiểu nhé!
1. Phân loại trà
Để góp phần tạo nên các loại trà thành phẩm chất lượng, người ta sẽ thu hái và tuyển chọn kỹ càng những búp hoặc lá trà tươi ngon rồi mang đi chế biến. Thông thường, một quy trình chế biến trà cơ bản sẽ gồm các bước sau: thu hái và phân loại, làm héo sơ bộ, vò và sàng tơi, oxy hoá và sấy khô, định hình.
Ngoài ra, để đảm bảo hương vị cho trà, người ta thường áp dụng những dây chuyền công nghệ hiện đại như: sấy lạnh, oxy hóa theo tỉ lệ nhất định hoặc ướp hương công nghiệp thay vì theo quy trình truyền thống, gây hao phí cao như trước.
2. Phân biệt các loại trà dựa vào mức độ oxy hoá
Dựa vào mức độ oxy hoá trà mà người ta sẽ phân thành thành 3 nhóm chính, cụ thể là: Trà Xanh (không oxy hoá), Trà Đen (oxy hoá toàn phần) và Trà Ô-long (oxy hoá một phần).
1.1. Trà Xanh
Lá chè được làm héo sơ bộ sau khi hái và diệt men ở nhiệt độ cao nhằm ngăn chặn hoàn toàn quá trình oxy hoá. Chính vì vậy mà trà sau khi chế biến vẫn giữ nguyên được các đặc tính tự nhiên vốn có của chè tươi. Trà Xanh có màu xanh của lá trà, nước có màu tươi sáng, mùi hăng và vị đắng chát.
1.2. Trà Đen
Tương tự như Trà Xanh, lá Chè Đen cũng được làm héo sơ bộ sau khi hái, vò dập và cho tiếp xúc với không khí để oxy hoá hoàn toàn các chất có trong lá chè. Lá Trà Đen sẽ có màu đen nhưng nước trà lại là màu đỏ, nên chúng còn có tên gọi khác là Trà Đỏ hoặc Hồng Trà.
1.3. Trà Ô-long
Trà Ô-long chỉ được đem đi oxy hoá một phần, thường có độ dao động từ 8% đến 80%. Mức độ oxy hoá sẽ phản ánh qua màu sắc của nước từ vàng hổ phách đến nâu đỏ. Loại trà này mang lại hương vị hết sức phong phú nhờ vào quá trình vò và oxy hoá lặp lại nhiều lần.
3. Các loại trà phổ biến hiện nay
Bên cạnh 3 loại trà phổ biến phía trên, Bách Hoá 1968 cũng tổng hợp được thêm một số loại trà thông dụng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ.
Trà Trắng, Trà Xanh, Trà Phổ Nhĩ,... là những loại trà phổ biến hiện nay và tốt cho sức khỏe
Trà Trắng
Nguyên liệu chính của Trà Trắng là những loại búp chè có lớp lông tơ màu trắng. Trà Trắng được chế biến bằng cách phơi lá chè dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp, không vò để giữ nguyên hình dạng và màu trắng đặc trưng của búp trà. Hương vị của Trà Trắng rất tinh tế, nhẹ hơn Trà Xanh và Trà Đen rất nhiều. Chính vì nguyên liệu quý hiếm và quá trình sản xuất công phu nên Trà Trắng sẽ có giá thành cao.
Bột Trà Xanh (Matcha Powder)
Trên thực tế, Matcha Powder chính là trà xanh nhưng dưới dạng bột. Nó có nguồn gốc từ nước Nhật và thường dùng trong các nghi thức trà đạo. Ngày nay, Matcha Powder phổ biến hơn ở nhiều nước và cách sử dụng chúng cũng rất đa dạng như thức uống giải khát, chế biến màu thực phẩm, làm mỹ phẩm, dưỡng da,...
Trà Phổ Nhĩ
Trà Phổ Nhĩ có nguồn gốc từ Trung Quốc, sở dĩ có tên gọi như vậy vì chúng được sản xuất tại thành phố Phổ Nhĩ thuộc tỉnh Vân Nam. Tương tự Trà Đen, Trà Phổ Nhĩ cũng sẽ được làm héo sơ bộ. Sau khi lá trà khô thì đem đi ép thành khối với nhiều dạng khác nhau và bảo quản trong điều kiện đặc biệt nhằm tạo điều kiện cho các vi sinh vật (bên ngoài hoặc có sẵn trong chè) lên men vi sinh.
Quá trình này diễn ra có khi lên đến cả trăm năm. Càng lâu thì trà càng ngon, Trà Phổ Nhĩ có màu nước đỏ sẫm, hương vị trà rất tự nhiên, hơi giống mùi đất hoà quyện cùng gỗ mục.
Để có một chén trà ngon, điều kiện tiên quyết đầu tiên phải có đó chính là chọn được nước pha trà tinh khiết
Trà Phối Hợp
Đúng như tên gọi của nó, Trà Phối Hợp chính là sự kết hợp hương vị đặc trưng của các loại trà. Loại trà này thường được pha trộn bởi các thành phần nguyên liệu có thể mix-match cùng nhau theo một tỉ lệ cụ thể, tạo ra một thành phẩm hoàn hảo từ mùi vị cho đến màu sắc.
Trà Ướp Sen
Trà Ướp Sen chính là loại trà đặc trưng của nước ta. Chúng được ướp trong các búp sen hoặc ủ với các nhụy sen. Giá của trà ướp sen thường rất đắt vì dùng trà ngon để ướp, quá trình ướp đòi hỏi sự kĩ lưỡng và còn phải phụ thuộc vào thời mùa sen.
3. Một số cách chế biến trà phổ biến nhất hiện nay
Chế biến trà là một trong những khâu quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng trà. Sau đây, mời bạn cùng Bách Hoá 1968 tìm hiểu về cách chế biến trà của nước ta.
Các công đoạn chế biến của từng loại trà sẽ có sự khác biệt về công nghệ và thứ tự tùy theo đặc tính riêng của mỗi dòng trà
3.1. Nguyên liệu chế biến trà
Đây là khâu quan trọng đầu tiên trước khi chế biến trà. Người ta sẽ lựa thời điểm trà ngon nhất để hái những búp chè non có 2 – 3 lá và 1 tôm đem về chế biến. Thông thường, sau khi hái xong, sẽ lập tức chế biến ngay để đảm bảo được độ tươi và chất lượng cho trà. Bạn có thể hái trà bằng tay hoặc máy tùy vào quy mô thu hoạch trà của bạn.
Đây là khâu quan trọng đầu tiên trước khi chế biến trà. Nguyên liệu dùng chính trong chế biến trà gồm búp và lá chè non, có thể được phân thành: loại chỉ có búp, loại có búp và 1 lá hoặc loại có búp và 2-3 lá. Sau khi hái xong, người ta thường chế biến ngay để giữ được độ tươi cũng như chất lượng trà. Tuỳ vào quy mô thu hoạch mà bạn có thể lựa chọn giữa việc hái trà bằng tay hoặc bằng máy.
3.2. Làm héo sơ bộ
Thời gian làm héo sơ bộ thường kéo dài từ 4 đến 8 tiếng, còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Bạn nên đảo trà 1 lần sau 1 tiếng để trà héo toàn bộ và đạt yêu cầu, duy trì việc đó cho đến khi cảm thấy lá trà chuyển màu xanh thẫm và có mùi thơm thoang thoảng.
3.3. Vò và sàng tơi
Các tế bào bị dập vỡ do tác động của việc vò chè, giai đoạn này giúp các chất hoà tan thoát ra và bám trên bề mặt lá, dễ dàng cho quá trình oxy hoá chè hoặc khi pha trà sẽ dễ hoà tan hơn.
3.4. Oxy hoá
Oxy hoá (hay còn gọi là lên men) là quá trình oxy trong không khí tương tác với các chất hoá học ở trong lá chè dưới sự thúc đẩy của các men (enzym). Nếu muốn làm chậm quá trình oxy hoá thì phải loại bỏ hoàn toàn các men xúc tác - đây được gọi là quá trình diệt men.
3.5. Quy trình chế biến trà cuối cùng là sấy khô và định hình
Giai đoạn cuối cùng chính là sấy khô và định hình cho trà. Mục đích chủ yếu của giai đoạn này là làm gián đoạn các quá trình hoạt động của các men (enzym), làm khô kết hợp với việc tạo hình sản phẩm cho trà.
Quy trình chế biến trà cuối cùng đòi hỏi sự tỉ mĩ và chỉn chu của người làm nghề
4. Kết luận
Bách Hoá 1968 hy vọng rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về cách chế biến trà cũng như cách phân loại trà. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về trà mà chưa được giải đáp, hãy liên hệ với Bách Hóa 1968 qua hotline 088 847 77 79 ngay nhé!
Thông tin liên hệ
Hotline: 088 847 77 79
Website: https://bachhoa1968.vn/
Email: trungtam@songhytra.com
Địa chỉ: 491D3 Nơ Trang Long, P.13, Q.Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh