LUẬT SƯ VŨ TRỌNG KHÁNH- CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
- Tác giả: Nhiều tác giả
- Nhà xuất bản: Tư Pháp
- Kích thước: 16 x 24 cm
- Trọng lượng 700g
- Số trang: 348
- Loại bìa: Bìa cứng. Có áo ngoài in cực đẹp
- Tái bản có bổ sung từ bản in của NXB Tri Thức 2015
Khuyến mãi khi đặt sách gồm:
- Miễn phí vận chuyển
GIÁ ĐÃ BAO GỒM 10% VAT
MÔ TẢ SẢN PHẨM
Tập tư liệu quý giá cho những người muốn tìm hiểu về lịch sử VN, đặc biệt là về nền tư pháp còn son trẻ của VNDCCH, về Luật sư Vũ Trọng Khánh (1912-1996) - vị Bộ trưởng Bộ Tư pháp đầu tiên của nước VNDCCH, người chấp bút dự thảo Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi mới tròn 33 tuổi.
Tập sách có nhiều tư liệu lịch sử lần đầu được công bố rộng rãi, trong đó có nhiều tư liệu quý liên quan đến lãnh tụ Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, gồm hồi ký của Luật sư Vũ Trọng Khánh; các bài viết tranh luận về vấn đề tư pháp với ông Quang Đạm trên báo Sự thật trong những năm tháng đầu của thể chế Việt Nam dân chủ cộng hòa; những bài viết của người đương thời về ông, và đặc biệt là những sắc lệnh do ông trình chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ký.
LUẬT SƯ VŨ TRONG KHÁNH- CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
LS VŨ TRỌNG KHÁNH là một “công bộc của dân”, ông sống “ôn hòa trong xử sự những việc cụ thể, nhưng không thỏa hiệp trong những vấn đề nguyên tắc”, thuộc thế hệ luật sư ưu tú nhất mà Bác Hồ đã quy tụ được để phụng sự Tổ quốc, như: Vũ Đình Hòe, Phan Anh, Nguyễn Hữu Thọ, Trần Công Tường…
Vũ Trọng Khánh là người góp phần quan trọng kiến tạo Sắc lệnh 46/SL ngày 10-10-1945, trở thành một dấu mốc trong việc hình thành khái niệm quyền bào chữa và nghề luật sư trong chế độ cách mạng, được hiến định trong Hiến pháp năm 1946. Ngày 14-1-2013, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định lấy ngày 10-10 hằng năm là Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam.
Vũ Trọng Khánh sinh ngày 13-3-1912, trong một gia đình tiểu thương, quê gốc làng Cự Đà, Thanh Oai, Hà Đông (nay là Hà Nội). Năm 1932, ông đỗ tú tài và kết hôn với bà Trịnh Ngọc Lan, em gái luật sư nổi tiếng Trịnh Đình Thảo (1901-1986). Năm 1936, tốt nghiệp Cử nhân luật, ông không ra làm quan như ý nguyện của cha mẹ, mà về Hải Phòng làm Thư ký Văn phòng luật sư Laubies. Đến năm 1941, ông tuyên thệ Luật sư trước Tòa Thượng thẩm Hà Nội và trở thành luật sư chuyên nghiệp.
Với tài hùng biện, tinh thần thượng tôn pháp luật, bằng kỹ năng giao tiếp lịch lãm, diễn giải thuyết phục, khúc chiết mà lô-gíc và sự hiểu biết sâu sắc về tâm lý con người, cùng trình độ tiếng Pháp uyên thâm, ông đã được luật sư Laubies tin cậy, giao quyền thay mặt mình để tranh tụng trước tòa nhiều vụ án, bào chữa cho nhiều chiến sĩ cách mạng tại Tòa án của chính quyền thực dân Pháp tại Hải Phòng. Danh tiếng Vũ Trọng Khánh lan truyền lên tận Tòa Thượng thẩm Hà Nội, khiến ngay cả các đồng nghiệp người Pháp cũng nể trọng.
Vũ Trọng Khánh là một trí thức tham gia hoạt động và trưởng thành trong phong trào yêu nước rất sớm, ngay từ thời kỳ “Mặt trận Bình dân” (1936 - 1939). Từng được bổ nhiệm làm Đốc lý Hải Phòng. Cách mạng Tháng Tám nổ ra, ông tham gia tổ chức mít-tinh chào mừng thành lập Ủy ban hành chính cách mạng Hải Phòng, được cử giữ chức Ủy viên Hành chính. Trong hồi ký của mình, ông viết: “Tham gia cướp Chính quyền ở Hải Phòng xong thì được điện của anh Võ Nguyên Giáp, tôi lên Hà Nội ngày 26-8-1945 nhậm chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.
Chính phủ Lâm thời mới thành lập chưa có Hiến pháp, chưa thể có ngay hệ thống các bộ luật cho cả nước. Nhưng không thể để đất nước một ngày không có pháp luật, do vậy việc quản lý đất nước bằng sắc lệnh là vô cùng quan trọng. Trước tình thế cấp bách ấy, với cương vị Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Vũ Trọng Khánh đã tranh thủ ý kiến của nhiều trí thức, luật gia nổi tiếng và đã hoàn thành trọng trách mà Cụ Hồ và Chính phủ giao phó: Trong vòng hơn sáu tháng, với 181 ngày làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp, ông đã soạn thảo hơn 30 Sắc lệnh được ban hành làm nền tảng cho thể chế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 20-9-1945, Bộ trưởng Vũ Trọng Khánh được cử tham gia Ủy ban Dự thảo Hiến pháp và là một trong bảy thành viên, bao gồm: Chủ tịch Hồ Chí Minh; Vĩnh Thụy (tức Bảo Đại); Đặng Thai Mai; Vũ Trọng Khánh; Lê Văn Hiến, Nguyễn Lương Bằng, Đặng Xuân Khu (tức Trường Chinh). Ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng giao nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là trực tiếp khởi thảo Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946, đạo luật cơ bản nhất của một nhà nước, thể hiện ý chí và nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân, gồm Lời nói đầu và bảy chương, 70 điều.
Ủy ban Dự thảo họp phiên cuối cùng do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trưởng ban chủ trì. Người đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp Vũ Trọng Khánh đọc toàn văn bản dự thảo. Tất cả bảy thành viên biểu quyết tán thành. Chủ tịch Hồ Chí Minh kết luận: “Đây là một bản dự thảo đặc sắc, ông Vũ Trọng Khánh có công đầu”. Người yêu cầu cho công bố ngay để lấy ý kiến nhân dân cả nước. Bản dự thảo Hiến pháp của Chính phủ Lâm thời là nền tảng cho việc xây dựng Dự án Hiến pháp năm 1946 sau này được Quốc hội tiếp tục thảo luận và thông qua ngày 9-11-1946 mang tên Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1946.
Tháng 7-1946, Vũ Trọng Khánh được cử tham gia phái đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn đi dự Hội nghị Fontainebleau là đợt điều đình giữa Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đệ tứ Cộng hòa Pháp.
Kháng chiến bùng nổ, từ tháng 12-1946 đến tháng 12-1948, Vũ Trọng Khánh làm Giám đốc Tư pháp Chiến khu 10 gồm sáu tỉnh: Vĩnh Yên, Phúc Yên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái.
Từ năm 1949 đến tháng 12-1951, ông là Trưởng ban Nghiên cứu pháp lý. Giai đoạn 1951-1954, ông làm Giám đốc Vụ Hành chính tư pháp. Tháng 10-1954, miền bắc được giải phóng, Vũ Trọng Khánh tham gia đoàn quân tiếp quản Thủ đô Hà Nội, sau đó được điều động về Hải Phòng giữ chức vụ Ủy viên Hành chính, rồi Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Hành chính TP Hải Phòng (từ năm 1955-1961).
Ngoài ra, Luật sư còn giữ các chức vụ đoàn thể khác: Đại biểu Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ hòa bình Hải Phòng, Hội trưởng Hội Phổ biến khoa học kỹ thuật Hải Phòng, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Hải Phòng, Trưởng Ban Vận trù học, Tham gia Đoàn Luật sư và là bào chữa viên Hải Phòng. Ông là Chủ tịch Hội Luật gia TP Hải Phòng từ lúc mới thành lập (1955) cho đến năm 1977 khi ông về hưu.
Khuyến mãi khi đặt sách gồm:
GIÁ ĐÃ BAO GỒM 10% VAT
MÔ TẢ SẢN PHẨM
Tập tư liệu quý giá cho những người muốn tìm hiểu về lịch sử VN, đặc biệt là về nền tư pháp còn son trẻ của VNDCCH, về Luật sư Vũ Trọng Khánh (1912-1996) - vị Bộ trưởng Bộ Tư pháp đầu tiên của nước VNDCCH, người chấp bút dự thảo Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi mới tròn 33 tuổi.
Tập sách có nhiều tư liệu lịch sử lần đầu được công bố rộng rãi, trong đó có nhiều tư liệu quý liên quan đến lãnh tụ Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, gồm hồi ký của Luật sư Vũ Trọng Khánh; các bài viết tranh luận về vấn đề tư pháp với ông Quang Đạm trên báo Sự thật trong những năm tháng đầu của thể chế Việt Nam dân chủ cộng hòa; những bài viết của người đương thời về ông, và đặc biệt là những sắc lệnh do ông trình chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ký.
LUẬT SƯ VŨ TRONG KHÁNH- CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
LS VŨ TRỌNG KHÁNH là một “công bộc của dân”, ông sống “ôn hòa trong xử sự những việc cụ thể, nhưng không thỏa hiệp trong những vấn đề nguyên tắc”, thuộc thế hệ luật sư ưu tú nhất mà Bác Hồ đã quy tụ được để phụng sự Tổ quốc, như: Vũ Đình Hòe, Phan Anh, Nguyễn Hữu Thọ, Trần Công Tường…
Vũ Trọng Khánh là người góp phần quan trọng kiến tạo Sắc lệnh 46/SL ngày 10-10-1945, trở thành một dấu mốc trong việc hình thành khái niệm quyền bào chữa và nghề luật sư trong chế độ cách mạng, được hiến định trong Hiến pháp năm 1946. Ngày 14-1-2013, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định lấy ngày 10-10 hằng năm là Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam.
Vũ Trọng Khánh sinh ngày 13-3-1912, trong một gia đình tiểu thương, quê gốc làng Cự Đà, Thanh Oai, Hà Đông (nay là Hà Nội). Năm 1932, ông đỗ tú tài và kết hôn với bà Trịnh Ngọc Lan, em gái luật sư nổi tiếng Trịnh Đình Thảo (1901-1986). Năm 1936, tốt nghiệp Cử nhân luật, ông không ra làm quan như ý nguyện của cha mẹ, mà về Hải Phòng làm Thư ký Văn phòng luật sư Laubies. Đến năm 1941, ông tuyên thệ Luật sư trước Tòa Thượng thẩm Hà Nội và trở thành luật sư chuyên nghiệp.
Với tài hùng biện, tinh thần thượng tôn pháp luật, bằng kỹ năng giao tiếp lịch lãm, diễn giải thuyết phục, khúc chiết mà lô-gíc và sự hiểu biết sâu sắc về tâm lý con người, cùng trình độ tiếng Pháp uyên thâm, ông đã được luật sư Laubies tin cậy, giao quyền thay mặt mình để tranh tụng trước tòa nhiều vụ án, bào chữa cho nhiều chiến sĩ cách mạng tại Tòa án của chính quyền thực dân Pháp tại Hải Phòng. Danh tiếng Vũ Trọng Khánh lan truyền lên tận Tòa Thượng thẩm Hà Nội, khiến ngay cả các đồng nghiệp người Pháp cũng nể trọng.
Vũ Trọng Khánh là một trí thức tham gia hoạt động và trưởng thành trong phong trào yêu nước rất sớm, ngay từ thời kỳ “Mặt trận Bình dân” (1936 - 1939). Từng được bổ nhiệm làm Đốc lý Hải Phòng. Cách mạng Tháng Tám nổ ra, ông tham gia tổ chức mít-tinh chào mừng thành lập Ủy ban hành chính cách mạng Hải Phòng, được cử giữ chức Ủy viên Hành chính. Trong hồi ký của mình, ông viết: “Tham gia cướp Chính quyền ở Hải Phòng xong thì được điện của anh Võ Nguyên Giáp, tôi lên Hà Nội ngày 26-8-1945 nhậm chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.
Chính phủ Lâm thời mới thành lập chưa có Hiến pháp, chưa thể có ngay hệ thống các bộ luật cho cả nước. Nhưng không thể để đất nước một ngày không có pháp luật, do vậy việc quản lý đất nước bằng sắc lệnh là vô cùng quan trọng. Trước tình thế cấp bách ấy, với cương vị Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Vũ Trọng Khánh đã tranh thủ ý kiến của nhiều trí thức, luật gia nổi tiếng và đã hoàn thành trọng trách mà Cụ Hồ và Chính phủ giao phó: Trong vòng hơn sáu tháng, với 181 ngày làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp, ông đã soạn thảo hơn 30 Sắc lệnh được ban hành làm nền tảng cho thể chế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 20-9-1945, Bộ trưởng Vũ Trọng Khánh được cử tham gia Ủy ban Dự thảo Hiến pháp và là một trong bảy thành viên, bao gồm: Chủ tịch Hồ Chí Minh; Vĩnh Thụy (tức Bảo Đại); Đặng Thai Mai; Vũ Trọng Khánh; Lê Văn Hiến, Nguyễn Lương Bằng, Đặng Xuân Khu (tức Trường Chinh). Ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng giao nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là trực tiếp khởi thảo Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946, đạo luật cơ bản nhất của một nhà nước, thể hiện ý chí và nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân, gồm Lời nói đầu và bảy chương, 70 điều.
Ủy ban Dự thảo họp phiên cuối cùng do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trưởng ban chủ trì. Người đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp Vũ Trọng Khánh đọc toàn văn bản dự thảo. Tất cả bảy thành viên biểu quyết tán thành. Chủ tịch Hồ Chí Minh kết luận: “Đây là một bản dự thảo đặc sắc, ông Vũ Trọng Khánh có công đầu”. Người yêu cầu cho công bố ngay để lấy ý kiến nhân dân cả nước. Bản dự thảo Hiến pháp của Chính phủ Lâm thời là nền tảng cho việc xây dựng Dự án Hiến pháp năm 1946 sau này được Quốc hội tiếp tục thảo luận và thông qua ngày 9-11-1946 mang tên Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1946.
Tháng 7-1946, Vũ Trọng Khánh được cử tham gia phái đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn đi dự Hội nghị Fontainebleau là đợt điều đình giữa Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đệ tứ Cộng hòa Pháp.
Kháng chiến bùng nổ, từ tháng 12-1946 đến tháng 12-1948, Vũ Trọng Khánh làm Giám đốc Tư pháp Chiến khu 10 gồm sáu tỉnh: Vĩnh Yên, Phúc Yên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái.
Từ năm 1949 đến tháng 12-1951, ông là Trưởng ban Nghiên cứu pháp lý. Giai đoạn 1951-1954, ông làm Giám đốc Vụ Hành chính tư pháp. Tháng 10-1954, miền bắc được giải phóng, Vũ Trọng Khánh tham gia đoàn quân tiếp quản Thủ đô Hà Nội, sau đó được điều động về Hải Phòng giữ chức vụ Ủy viên Hành chính, rồi Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Hành chính TP Hải Phòng (từ năm 1955-1961).
Ngoài ra, Luật sư còn giữ các chức vụ đoàn thể khác: Đại biểu Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ hòa bình Hải Phòng, Hội trưởng Hội Phổ biến khoa học kỹ thuật Hải Phòng, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Hải Phòng, Trưởng Ban Vận trù học, Tham gia Đoàn Luật sư và là bào chữa viên Hải Phòng. Ông là Chủ tịch Hội Luật gia TP Hải Phòng từ lúc mới thành lập (1955) cho đến năm 1977 khi ông về hưu.
Xem thêm: https://www.sggp.org.vn/luat-su-vu-trong-khanh-cuoc-doi-va-su-nghiep-cuon-sach-ve-bo-truong-bo-tu-phap-dau-tien-cua-vn-657774.html