Bộ ấm Mai gốm Biên Hòa
Gốm mỹ nghệ Biên Hoà là một thương hiệu gốm lớn nổi danh châu Âu, châu Á từ hồi đầu thế kỷ 20. Với thủ pháp khắc chìm và tô mầu đã làm nên nét đẹp riêng hết sức độc đáo cho dòng gốm này.
Chính vì lý do đó Song Hỷ Trà đã thiết kế bộ ấm Mai và sử dụng hoàn toàn kỹ thuật men truyền thống men Tro và men Xanh Đồng cho bộ trà Mai đặc biêt này. Tổng thể chiếc ấm như một vị thiền sư ngồi thưởng trà ung dung, tĩnh tại. Thân ấm bầu, hai quai trên thân ấm là bông hoa mai khắc nổi, vòi ấm thẳng và nắp ấm là cái chén úp vào.
Bộ Ấm Mai mang ý nghĩa Thiền cho cảm giác an bình thưởng trà đón mùa Mai về
Bộ ấm Mai do nghệ nhân Hoàng Ngọc Hiến - Biên Hòa thực hiện theo ý tưởng riêng của Song Hỷ Trà đẹp và thanh nhã mang đậm chất Việt
Bộ ấm gồm 1 ấm và 2 chén nhỏ. Có hai mầu men xanh dôdng và tro.
Ông Vòng Khiềng, Tổng Thư ký Hiệp hội Gốm mỹ nghệ Đồng Nai cho biết: "Gốm Biên Hòa đẹp và độc đáo từ chạm khắc đến nước men vì nó là sản phẩm giao thoa giữa ba dòng gốm của người Việt, người Hoa và người Chăm. Có 2 dòng gốm chủ yếu hiện đang được các lò gốm sản xuất là gốm mỹ nghệ hoa văn đất trắng với kỹ thuật khắc chìm, vẽ hoa văn trực tiếp lên gốm và gốm đất đen được đốt ở nhiệt độ cao"
Lịch sử gốm Biên Hòa
Biên Hòa được xem là nơi có trường dạy nghề gốm đầu tiên của Đông Dương, đó là Trường dạy nghề Biên Hòa (École Professionnelle de Bien Hoa) được thành lập vào năm 1903. Đến khoảng năm 1913, Trường đổi tên thành Trường Mỹ nghệ Bản xứ Biên Hòa (École d’Art indigène de Bien Hoa). Năm 1923, khi vợ chồng ông bà Robert Balick (Hiệu trưởng) và Mariette Balick (Trưởng Ban gốm) lãnh đạo trường có thể được coi là mốc lịch sử làm thay đổi về chất của gốm Biên Hòa.
Bà Balick đã vạch hướng đi riêng cho Ban gốm. Đó là tập trung vào các dòng sản phẩm gốm trang trí nhiều màu sắc, hoa văn chạm khắc đặc sắc, màu men lạ. Đa số những men này được chế tạo từ nguyên liệu tự nhiên như tro rơm, tro lò, thủy tinh (mảnh), cát Đà Nẵng… Những loại men được bà Balick cùng các cộng sự người Việt tạo ra thời bấy giờ là men ta (men làm từ tro), men màu xanh đồng, men đá đổ (men làm từ đá ong Biên Hòa)…
Nhận nhiều giải thưởng tại các triển lãm quốc tế
Paris – Pháp năm 1933
Nagoya - Nhật Bản 1937
Hà Nội 1938
Sài Gòn 1942
Bangkok - Thái Lan 1953 và 1955
PhnomPenh - Campuchia - 1957
Chính vì lý do đó Song Hỷ Trà đã thiết kế bộ ấm Mai và sử dụng hoàn toàn kỹ thuật men truyền thống men Tro và men Xanh Đồng cho bộ trà Mai đặc biêt này. Tổng thể chiếc ấm như một vị thiền sư ngồi thưởng trà ung dung, tĩnh tại. Thân ấm bầu, hai quai trên thân ấm là bông hoa mai khắc nổi, vòi ấm thẳng và nắp ấm là cái chén úp vào.
Bộ Ấm Mai mang ý nghĩa Thiền cho cảm giác an bình thưởng trà đón mùa Mai về
Bộ ấm Mai do nghệ nhân Hoàng Ngọc Hiến - Biên Hòa thực hiện theo ý tưởng riêng của Song Hỷ Trà đẹp và thanh nhã mang đậm chất Việt
Bộ ấm gồm 1 ấm và 2 chén nhỏ. Có hai mầu men xanh dôdng và tro.
Lịch sử gốm Biên Hòa
Biên Hòa được xem là nơi có trường dạy nghề gốm đầu tiên của Đông Dương, đó là Trường dạy nghề Biên Hòa (École Professionnelle de Bien Hoa) được thành lập vào năm 1903. Đến khoảng năm 1913, Trường đổi tên thành Trường Mỹ nghệ Bản xứ Biên Hòa (École d’Art indigène de Bien Hoa). Năm 1923, khi vợ chồng ông bà Robert Balick (Hiệu trưởng) và Mariette Balick (Trưởng Ban gốm) lãnh đạo trường có thể được coi là mốc lịch sử làm thay đổi về chất của gốm Biên Hòa.
Bà Balick đã vạch hướng đi riêng cho Ban gốm. Đó là tập trung vào các dòng sản phẩm gốm trang trí nhiều màu sắc, hoa văn chạm khắc đặc sắc, màu men lạ. Đa số những men này được chế tạo từ nguyên liệu tự nhiên như tro rơm, tro lò, thủy tinh (mảnh), cát Đà Nẵng… Những loại men được bà Balick cùng các cộng sự người Việt tạo ra thời bấy giờ là men ta (men làm từ tro), men màu xanh đồng, men đá đổ (men làm từ đá ong Biên Hòa)…
Nhận nhiều giải thưởng tại các triển lãm quốc tế
Paris – Pháp năm 1933
Nagoya - Nhật Bản 1937
Hà Nội 1938
Sài Gòn 1942
Bangkok - Thái Lan 1953 và 1955
PhnomPenh - Campuchia - 1957